Hoạt động của ADB tại Việt Nam
Thành viên của ADB
Gia nhập năm 1966
Cổ phần và quyền bỏ phiếu
Cổ phần nắm giữ:
36.228 (0,341% tổng số cổ phần)
Số phiếu bầu:
75.925 (0,571% trong tổng số thành viên, 0,878% trong tổng số thành viên trong khu vực)
Tổng vốn đăng ký đóng:
503,86 triệu USD
Số vốn đã đóng góp:
32,70 triệu USD
Việt Nam đã có một giai đoạn tương đối thịnh vượng trong 5 năm vừa qua. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ được thúc đẩy bởi sự gia tăng làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu dùng nội địa ở mức cao và sản xuất định hướng xuất khẩu, trong khi lạm phát được duy trì ở mức một chữ số và các chính sách cân bằng hiệu quả đã giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng lòng tin của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo, Việt Nam vẫn phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng và những chênh lệch kinh tế - xã hội khác, đặc biệt đối với các nhóm dân tộc thiểu số và nhóm dễ tổn thương khác. Việt Nam cũng nằm trong số những nước có nguy cơ cao nhất bị tác động bởi biến đổi khí hậu, với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng phổ biến hơn và đe dọa xóa bỏ những thành tựu phát triển đã đạt được. Để vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần tiếp tục phát triển một nền kinh tế thị trường năng động và đồng đều hơn để cạnh tranh trên toàn cầu và mang lại tăng trưởng bền vững và công bằng trong dài hạn.
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh về đêm
Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào năm 1966. Tổng hỗ trợ của ADB cho Việt Nam đã đạt 16,7 tỉ USD.
Tổng giá trị giải ngân lũy kế các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam là 10,58 tỉ USD, được tài trợ từ nguồn vốn vay thông thường và nguồn vốn thông thường ưu đãi, Quỹ Phát triển Châu Á và các quỹ đặc biệt khác.