Việt Nam và ADB

Hỗ trợ của ADB cho Việt Nam tập trung vào hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và tạo ra một nền kinh tế bền vững và thích ứng khí hậu, do khu vực tư nhân dẫn dắt.

Tiêu điểm

 

Các dữ liệu tại Việt Nam

Hoạt động của ADB tại Việt Nam

Trước thời điểm đại dịch vi-rút corona (COVID-19), tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam đạt trung bình 6,3% trong giai đoạn từ 2010-2019, do được thúc đẩy bởi hoạt động đầu tư, tiêu dùng nội địa bùng nổ, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và hoạt động sản xuất định hướng xuất khẩu.

Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào năm 1966. Kể từ đó, ADB đã hỗ trợ Việt Nam đạt được những thành tựu về giảm nghèo và gần đây đã giúp định hướng các biện pháp nhằm tăng tính bao trùm của việc cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ, cải thiện tính bền vững về môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.


 

Dữ liệu: Việt Nam

Các dự báo đều dựa trên Triển vọng Phát triển Châu Á - một ấn phẩm uy tín của ADB - được cập nhật bốn lần một năm. Ấn phẩm này phân tích các vấn đề về phát triển và kinh tế tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Các chỉ số phát triển của Việt Nam bao gồm một tập hợp các chỉ số về kinh tế, môi trường và xã hội nhằm theo dõi tiến trình đạt được Các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Các kết quả đạt được là tổng hợp của các đầu ra và kết quả đầu ra từ các hoạt động tài trợ trong các báo cáo cuối cùng của dự án cũng như các báo cáo đánh giá hàng năm mở rộng được lưu hành trong năm.

Các hoạt động đồng tài trợ cho phép các đối tác tài trợ của ADB, các chính phủ hoặc cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính đa phương và các tổ chức thương mại tài trợ cho các dự án của ADB.

 

Các dự án của ADB tại Việt Nam Xem tất cả các dự án

Dự án tiêu biểu

 
 

Liên hệ: Văn phòng Đại diện Thường trú của ADB tại Việt Nam (VRM)

Tầng 3, Tòa nhà Cornerstone Building, 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Giờ làm việc: 8:30 sáng đến 5:00 chiều (từ thứ hai đến thứ sáu)


Shantanu Chakraborty (Ông)
Giám đốc Quốc gia
E-mail
Ron H. Slangen (Ông)
Phó Giám đốc Quốc gia
E-mail
Đặng Hữu Cự (Ông)
Cán bộ cao cấp phụ trách quan hệ đối ngoại
E-mail
Cao Thị Dinh (Cô)
Điều phối viên hành chính
E-mail

Cơ quan Đại diện Thường trú tại Việt Nam (VRM) được thành lập vào năm 1996. Văn phòng được đặt tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Vai trò chủ yếu của VRM bao gồm:

  • Xây dựng các chương trình và chiến lược tại Việt Nam
  • Đối thoại và hỗ trợ chính sách
  • Quản lý danh mục dự án đầu tư và các dự án được giao
  • Điều phối viện trợ
  • Thực hiện công tác nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu ngành và các công tác phân tích khác
  • Xây dựng quan hệ với các cơ quan chính phủ, các tổ chức dân sự và khu vực tư nhân
  • Thực hiện các báo cáo về quốc gia
  • Thực hiện quan hệ đối ngoại và phổ biến thông tin

Văn phòng cũng tiến hành xử lý các khoản vay và các dự án hỗ trợ kỹ thuật.

Các hoạt động của ADB tại Việt Nam đòi hỏi tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, công khai, và sự tham gia của người dân. Những người bị ảnh hưởng bởi các dự án do ADB hỗ trợ có thể đề đạt những quan ngại của mình nếu dự án đang hoặc có khả năng gây tổn hại.

Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn độc giả về cách thức khiếu nại lên ADB, cũng như các yêu cầu đối với việc giải quyết khiếu nại.

Ai có thể khiếu nại?

  • Thành viên hoặc các thành viên của một cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một dự án của ADB
  • Một đại diện địa phương (tổ chức xã hội dân sự) của những người bị ảnh hưởng. Nếu khiếu nại được đề đạt thông qua đại diện, cần có những nội dung sau:
  1. tên, chức danh, địa chỉ, và thông tin liên hệ của tổ chức đại diện. Tổ chức này phải được công nhận về mặt pháp lý;
  2. tên của những người bị ảnh hưởng bởi dự án mà khiếu nại được gửi lên nhân danh họ; và
  3. văn bản ủy quyền đại diện có chữ ký [của những người ủy quyền]

Gửi đơn khiếu nại ở đâu?

1. Project-level

Những người bị ảnh hưởng bởi dự án được khuyến khích nêu ra vấn đề trước tiên với bộ phận giải quyết khiếu nại ở cấp độ dự án. Xin hãy liên hệ với Chủ dự án, hoặc cán bộ phụ trách dự án của ADB để tìm hiểu thêm thông tin tại https://www.adb.org/projects/country/vie.

2. Resident Mission

ADB là nơi cuối cùng để xử lý những khiếu nại này. Chỉ tiếp nhận các khiếu nại có chữ ký theo đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử về địa chỉ sau đây:

Cơ quan Đại diện Thường trú tại Việt Nam (VRM) – Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Tầng 3, Tòa nhà Cornerstone Building, 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel +844 39331374
Fax +844 39331373
E-mail

Khiếu nại trực tiếp chỉ được tiếp nhận khi có hẹn trước. Xin hãy gọi điện cho:

Quy trình xử lý khiếu nại tại ADB

  1. Tiếp nhận khiếu nại và xác nhận
  2. Chuyển khiếu nại cho bộ phận giải quyết khiếu nại của dự án, chủ dự án và/hoặc nhóm thực thi dự án
  3. Theo dõi giải quyết khiếu nại để đảm bảo việc tuân thủ cơ chế khắc phục khiếu nại của dự án

Cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam sẽ nghỉ lễ vào những ngày sau:

Cập nhật ngày 3 tháng 11 năm 2023